096.7997.863

Mosfet Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Mosfet

Mosfet là một loại linh kiện điện tử được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ Mosfet là gì và công dụng của Mosfet như thế nào. Đừng vội lướt qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu tường tận về Mosfet ở mọi khía cạnh.

Mosfet là gì?

Mosfet là một Transistor hiệu ứng trường và là viết tắt của Metal-Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor. Được biết Mosfet là dạng Transistor đặc biệt với cấu tạo và hoạt động riêng. Nguyên tắc hoạt động của Mosfet đó là dựa trên hiệu ứng từ trường và tạo ra được dòng điện.

Mosfet là một trong những linh kiện điện tử vô cùng quan trọng

Mosfet là một trong những linh kiện điện tử vô cùng quan trọng

Do đó, Mosfet chính là loại linh kiện điện tử có trở kháng đầu vào rất lớn. Chúng được sử dụng cho việc khuếch đại các nguồn tín hiệu yếu.

Mosfet được xây dựng bởi lớp chuyển tiếp oxit kim loại và bán dẫn. Hiện nay có 2 loại Mosfet phổ biến trên thị trường đó là:

  • N-MOSFET: là dạng Mosfet chỉ hoạt động khi nguồn điện Gate là zero. Trong khi đó, các electron bên trong vẫn tiến hành hoạt động bình thường. Và chúng cứ tiếp dẫn cho đến khi bị ảnh hưởng bởi nguồn điện Input.
  • P-MOSFET: là dạng Mosfet sẽ khiến các electron sẽ bị cut-off. Chúng sẽ tiếp diễn cho đến khi người dùng tăng nguồn điện thế vào ngõ Gate.

Đặc điểm nhận biết của Mosfet là gì?

Đặc trưng của Mosfet đó là khả năng đóng nhanh với các dòng điện và điện áp tương đối lớn. Đó là lý do mà Mosfet được sử dụng khá phổ biến trong các bộ dao động tạo ra bởi từ trường. Cũng bởi đóng cắt nhanh đã khiến dòng điện biến thiên nên Mosfet thường được dùng trong bộ nguồn xung và cách mạch điều khiển có điện áp cao.

Mosfet có hai lớp chính bao gồm:

  • N-MOSFET: Thường điện áp và điều khiển mở Mosfet chính là Ugs >0. Điện áp và điều khiển đóng chính là Ugs <=0. Còn dòng điện sẽ đi từ D xuống S.
  • P-MOSFET: Thường điện áp và điều khiển mở Mosfet là Ugs <0. Điện áp điều khiển khóa là Ugs~0. Còn dòng điện sẽ đi từ S cho đến D.
Mosfet gồm 2 lớp chính

Mosfet gồm 2 lớp chính

Cấu tạo và ký hiệu của Mosfet chi tiết nhất

Cấu tạo của Mosfet bao gồm những gì?

Mosfet có cấu trúc bán dẫn nên có thể điều khiển bằng điện áp dòng điện cực nhỏ. Cấu tạo của Mosfet thường gồm 3 phần:

  • G (Gate) là ký hiệu ứng với cực cổng.
  • S (Source) là ký hiệu ứng với cực nguồn.
  • D (Drain) là ký hiệu ứng với cực máng.
Cấu tạo của Mosfet 

Cấu tạo của Mosfet

Được biết, Mosfet có điện trở giữa cực G – cực S và giữa cực G – cực D là rất lớn. Tuy nhiên, điện trở giữa cực D – cực S lại phụ thuộc vào điện áp chênh lệch giữa hai cực G và cực S.

Ngoài ra, khi điện áp UGS = 0 thì điện trở RDS sẽ vô cùng lớn. Còn điện áp UGS > 0 thì điện trở RDS sẽ giảm. Đồng thời, điện áp UGS càng lớn thì điện trở RDS sẽ càng nhỏ theo.

Ký hiệu của Mosfet là gì?

Mosfet có chân tương đương với Transistor. Nghĩa là chân G sẽ tương đương với chân B. Chân D sẽ tương đương với chân C. Còn cân S sẽ tương đương với chân E.

Nguyên lý hoạt động của Mosfet là gì?

Nguyên lý hoạt động của Mosfet chính là ở hai chế độ đóng và mỏ. Nguyên nhân là do một phần tử của các hạt mang điện cơ bản nên chúng có thể đóng cắt khi ở tần số rất cao. Tuy nhiên, để đảm bảo thời gian đóng cắt ngắn thì cần cực kỳ chú ý tới vấn đề điều khiển.

Nguyên lý hoạt động của Mosfet 

Nguyên lý hoạt động của Mosfet

Để dễ hiểu, bạn có thể tham khảo thí nghiệm sau nhé:

Cấp nguồn một chiều UD qua bóng đèn D vào hai cực D, cực S của Mosfet Q (trong đó Mosfet là phân cực thuận cho Mosfet ngược). Bạn sẽ quan sát thay bóng đèn không sáng vì dòng điện không đi qua cực DS khi chân G chưa được cấp điện.

Nếu công tắc K1 đóng thì nguồn UG cấp vào cực 2 cực G và cực S sẽ làm điện áp UGS > 0V. Điều đó khiến đèn Q1 dẫn và làm bóng đèn D sáng.

Nếu công tắc K1 ngắt thì nguồn điện áp tích trên tụ C1 sẽ vẫn được duy trì ở đèn Q dẫn. Điều đó chứng minh rằng sẽ không có dòng điện đi qua cực GS.

Còn nếu công tắc K2 đóng thì điện áp tích trên tụ C1 giảm bằng 0. Điều đó khiến UGS = 0V và làm đèn tắt.

Từ thí nghiệm trên có thể kết luận: Điện áp đặt vào chân G sẽ không tạo ra dòng GS như Transistor thường. Chúng chỉ tạo ra từ trường và khiến điện trở RDS giảm xuống.

Tìm hiểu về ứng dụng của Mosfet

Mosfet với khả năng đóng nhanh cùng dòng điện và điện áp khá lớn. Vì thế chúng sẽ được ứng dụng phổ biến hơn cả ở những bộ dao động tạo ra từ trường. Đồng thời, nhờ đóng cắt nhanh làm cho dòng điện biến thiên nên Mosfet cũng sẽ được tìm thấy ở nguồn xung và các mạch điều khiển điện áp cao.

Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu tất cả những điều về Mosfet là gì. Đồng thời giúp bạn biết được phân loại, vai trò lẫn nguyên lý hoạt động của Mosfet. Để có thể làm tốt công việc kỹ thuật liên quan đến ngành điện lạnh, bạn cần phải nắm chắc những kiến thức cơ bản này. Nếu còn thắc mắc gì, hãy liên hệ với Điện Lạnh Phúc Thịnh để được tư vấn hỗ trợ nhé. 

ĐIỆN LẠNH PHÚC THỊNH

Web: suathietbigiadinh.com

Hotline: 0948888778 – 0967997863

 

Tin tiếp theo